Trĩ ngoại có cần phẫu thuật không, phương pháp phẫu thuật được tin dùng

Đa số bệnh trĩ nằm trong giai đoạn sớm ( độ 1, 2 ) đều có thể duy trì hoặc điều trị khỏi bệnh bằng cách uống thuốc đầy đủ, chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Nhưng sau giai đoạn này sẽ có thể tiến triển sang giai đoạn nặng hơn, vì thế mà nhiều người lo lắng trĩ ngoại có cần phẫu thuật không và nên phẫu thuật khi nào? Để giải đáp thắc mắc trên chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu nhé.

Xem thêm: Điều trị bệnh trĩ

Trĩ ngoại có cần phẫu thuật không?

Theo Thạc sĩ,bác sĩ Dương Phước Hưng - trưởng khoa Hậu môn, ở bệnh viện Đại học Y dược TP HCM thì bệnh còn được chia ra thành 4 mức độ. Ở mức độ đầu tiên người bệnh sẽ chảy xuất hiện máu, sưng và bị ngứa ở quanh vùng hậu môn những không xuất hiện búi trĩ. Ở mức độ 2, trĩ sẽ bị nhô ra ngoài mỗi lần đại tiện, nhưng sau dần sẽ co lên. Với giai đoạn, trĩ độ 3, trĩ sẽ bị nhô ra ngoài ở hậu môn mỗi lần đại tiện và không thể nào co lên được. Với giai đoạn độ 4, búi trĩ sẽ dần nhô ra bên ngoài và có thể dẫn tới bị thắt nghẹt, dẫn tới bị hoại tử.

Khi người bệnh chỉ bị trĩ ở mức độ nhẹ thì gọi là trị cấp tính, người bệnh có thể tự chữa khỏi mà không cần phải thực hiện phẫu thuật. Nhưng thực tế, có rất nhiều người bị bệnh trĩ thường hay có tâm lý ngại và xấu hổ, thay vì phải đi khám và điều trị ngay lúc bệnh còn mới thì họ lại âm thầm và chịu đựng hoặc tự chữa trị dẫn tới biến chứng phát triển hơn và mới miễn cưỡng tìm tới bác sĩ.

Lúc này khi bệnh đã biến chuyển sang giai đoạn nặng thì người bệnh cần phải đến các trung tâm y tế để khám và phẫu thuật. Vì sang giai đoạn này, không thể tự chữa khỏi ở nhà như giai đoạn nhẹ nữa. Việc phẫu thuật sẽ giúp cắt đi búi trĩ bị nhô ra ngoài để giảm đi ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh.

Điều trị phẫu thuật trĩ ngoại chỉ đặt ra khi:

  • Trĩ sa ở độ 3, độ 4 ảnh hưởng nhiều tới quá trình sinh hoạt và làm việc của từng người bệnh.
  • Búi trĩ bị sa tắc mạch: Búi trĩ bị sưng to nhanh và đau nhức, chúng có màu tím sẫm và có khi nâu đen.
  • Các búi trĩ này gây ra chảy máu nhiều và dẫn tới tình trạng thiếu máu mãn tính hoặc cấp tính.
  • Búi trĩ ngoại bị sa, nhiễm trùng hoại tử.

Một số phương pháp phẫu thuật trĩ ngoại phổ biến

Phương pháp cắt búi trĩ kinh điển

Phương pháp này cắt và thắt đi những cuống mạch trĩ có khâu lại vùng niêm mạc ( Ferguson ) hoặc không ( Millian Morgan ). Ưu điểm của phương pháp này vô cùng đơn giản, mà rất rẻ tiền nhưng nhược điểm là gây ra đau đớn, thời gian liền vết mổ thường hay kéo dài.

Phương pháp phẫu thuật Longo

Đây là phương pháp được sử dụng để cắt đi một khoanh niêm mạc có xuất hiện trĩ ở trên đường lược 2 - 3 cm, mục đích giảm đi lưu lượng máu tới đám rối tĩnh mạch trĩ để thu nhỏ thể tích trĩ và treo mô đệm hậu môn vào ống hậu môn. Phương pháp này có ưu điểm là không bị đau, thời gian năm viện ngắn đi, người bệnh sẽ phải lao động sớm, tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này có giá thành cao, biến chứng dài là hẹp hậu môn.

Phương pháp khâu triệt mạch trĩ

Đây là một phương pháp mới nhưng có ưu điểm vượt trội hơn so với nhiều phương pháp khác là ít bị đau, rẻ hơn PP Longo, và cũng không gây ra những tai biến và các biến chứng.

Phương pháp điều trị bệnh trĩ hiện nay vô cùng hiệu quả nhờ vào sự phát triển cũng như công nghệ y khoa, hoàng loạt những máy móc được sản xuất nhằm phục vụ chủ yếu trong quá trình điều trị và chăm sóc bệnh nhân. Hiện nay có rất nhiều bệnh viện đã áp dụng hầu hết những phương pháp phẫu thuật trên, trong đó có phương pháp khâu triệt mạch trĩ đã được thực hiện và đạt nhiều thành công trên nhiều người bệnh bởi những GS, BS có nhiều kinh nghiệm lâu năm.

Do đó, câu hỏi trĩ ngoại có cần phẫu thuật không thì chúng tôi khẳng định là hoàn toàn phẫu thuật nếu như người bệnh đang trong giai đoạn nặng, còn ở giai đoạn nhẹ chỉ cần làm theo những chỉ định của bác sĩ như ăn uống điều độ, sinh hoạt hợp lý... là được.